1. Dinh dưỡng trong mít sấy như nào?
- Mít rất giàu protein,
- Tinh bột, canxi,
- Vitamin A, B, C, cooper và kali.
- Chất chống oxy hoá như vitamin C, flavanoids, phytonutrients và kali, giúp tăng cường sức khoẻ cho da và chức năng miễn dịch.
2. Giá trị dinh dưỡng mà Mít mang lại
Mít là loại thực phẩm có nhiều chất xơ, tốt cho hệ miễn dịch. Đặc biệt theo một nghiên cứu lượng chất xơ có trong
mít sấy cao gấp 3.5 lần so với mít tươi.
2.1 Tốt cho hệ tiêu hóa
Mít sấy rất giàu vitamin C tự nhiên. Vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp để hỗ trợ sức mạnh tiêu hóa bình thường của cơ thể, ngăn ngừa các vấn đề táo bón. Vì thế nếu bạn ăn mít sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
2.2 Ngăn ngừa ung thư
Mít sấy khô rất giàu lignans và saponin, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Nó có thể làm chậm – ngừa bệnh ung thư trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng này cũng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, làm chậm quá trình lão hóa ở phụ nữ.
2.3 Ngăn chặn các vấn đề về da
Mít sấy khô rất giàu vitamin A. Đây chính là nguồn tự nhiên giúp tăng cường cấu trúc của làn da. Việc tiêu thụ mít với lượng điều độ mỗi ngày có thể làm sáng da của bạn và đặc biệt giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng da khác nhau.
2.4 Giúp giảm huyết áp
Mít sấy là một trong những loại trái cây sấy rất giàu hàm lượng kali (303 milligram kali trong 100 gram mít), nên nó có tác dụng làm giảm mức huyết áp của cơ thể. Thường xuyên sử dụng mít sấy có thể giữ cho huyết áp của bạn trong tầm kiểm soát. Mít cũng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh khác liên quan đến tim và đột quỵ. Vì vậy rất cần thiết để sử dụng mít sấy mỗi ngày.
2.5 Tốt cho sức khỏe của xương
Mít sấy khô rất giàu magiê và canxi. Những khoáng chất này giúp cơ thể bạn ngăn chặn các nguy cơ viêm khớp và loãng xương. Tiêu thụ mít một cách thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh đau khớp và loãng xương ở phụ nữ.
2.6Tốt cho sức khỏe của máu
Mít sấy ngăn ngừa các vấn đề thiếu máu ở phụ nữ, giúp khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Nó giúp thúc đẩy các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường trong cơ thể.
2.7 Tốt cho các vấn đề về tuyến giáp
Mít sấy có chứa một lượng đồng và các khoáng chất khác, giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ. Việc ăn mít điều độ và thường xuyên có khả năng giúp cơ thể sản xuất và hấp thụ hormone. Từ đó tránh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh rằng những người thường xuyên ăn mít sấy sẽ có tuyến giáp khỏe mạnh hơn những người không/ không thường xuyên ăn. Mít sấy giúp duy trì chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
2.8 Tốt cho việc giảm cân
Mít sấy khô tốt cho giảm cân, vì nó chứa ít calo hơn những loại trái cây khác. Mít sấy không chứa bất kỳ loại chất béo bão hòa hoặc tinh bột. Điều này rất tốt cho việc giảm cân. Có rất nhiều phụ nữ đã xếp mít trong thực đơn – chế độ ăn uống giảm cân của mình.
3. Ăn mít sấy có giảm cân không?
Nhiều bạn thắc mắc vì sao mít sấy khô có chứa nhiều nguyên liệu vẫn có thể giảm cân hiệu quả.
Giải thích điều này, chuyên gia cho biết lượng đường có trong mít sấy không cao như bạn vẫn nghĩ, nếu ăn hợp lý,
lựa chọn ăn mít sấy trước bữa ăn chính là giải pháp giúp bạn giảm cân hiệu quả.
4. Những ai không nên ăn mít sấy
4.1 Người bị gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều đường nên không tốt cho gan và dễ gây nóng trong. Những người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế những loại trái cây quá ngọt và khó tiêu, trong đó có mít.
4.2 Người dễ đầy bụng, khó tiêu
Tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ càng trầm trọng hơn nếu bạn ăn mít, nhất là mít dai.
4.3 Người bị suy nhược
Bạn đang suy nhược sau thời gian dài ốm nặng, các cơ quan nội tạng đều yếu, nếu ăn mít sẽ rất khó tiêu, cơ thể thêm mệt mỏi khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp.
4.4 Người bị tiểu đường
Với hàm lượng đường rất cao, mít là loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh xa. Đường trong mít là loại được hấp thụ nhanh, sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng vọt.
4.5 Người suy thận mạn
Mít giàu kali, chất mà bệnh nhân suy thận mạn nên tránh. Khi thận suy, không làm tốt chức năng của mình, kali sẽ ứ đọng lại dẫn đến tình trạng tăng kali máu. Nếu lượng kali trong máu quá cao, bệnh nhân có thể chết do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước.